Lễ khai trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích về lễ khai trương cũng như ...
Lễ khai trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích về lễ khai trương cũng như nghi thức cúng lễ khai trương như thế nào.
Quan niệm về lễ khai trương
Lễ khai trương còn có tên tiếng Anh là Grand Opening. Là một sự kiện mà doanh nghiệp tổ chức nhằm thông báo mở cửa một dự án xây dựng đã hoàn thành, một cửa hàng hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới đến mọi người.
Trong văn học Trung Hoa, từ “ Khai” có nghĩa là bắt đầu, mở đầu; từ “ Trương” chỉ sự lớn mạnh không ngừng. Vì thế, làm lễ khai trương còn mang ý chỉ việc bắt đầu một mối kinh doanh mới và sẽ càng ngày càng phát triển.
Quy mô tổ chức lễ khai trương
Quy mô tổ chức của buổi lễ phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp lớn, muốn tổ chức lễ khai trương với khách mời tham dự với số lượng lớn thì nên lên kế hoạch chuẩn bị trước 2 tháng. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng khách mời ít thì tốt nhất nên chuẩn bị cách 2 – 3 tuần.
Thời gian chuẩn bị dài sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những thiếu sót, sự cố không mong muốn. Điều này cũng thuận tiện cho việc điều chỉnh lại nội dung chương trình nếu có sự không hợp lý. Việc xin giấy phép tổ chức sự kiện cũng cần một khoảng thời gian kha khá để kiểm duyệt đấy!
Thời điểm tổ chức sự kiện
Bạn cần phải tính toán sao cho thời điểm sự kiện diễn ra đa số khách mời đều có thể tham dự. Thông thường, các sự kiện khai trương sẽ được tổ chức vào cuối tuần đông vui. Bạn cũng cần phải gửi thư mời tham dự lễ khai trương cho khách mời sớm để họ sắp xếp những công việc của họ và dành thời gian cho bạn.
Vào cuối tuần thì lượng xe cộ rất đông, tình trạng kẹt xe thường xuyên sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển. Vì thế, bạn nên chọn lựa khung giờ ít kẹt xe nhất để khách mời có thể di chuyển dễ dàng và đến đúng giờ.
Nghi thức cúng lễ khai trương
Phần cúng lễ sẽ là phần quan trọng nhất. Một mâm cúng lễ khai trương gồm:
Hoa cúng
Hoa là một phần không thể không có ở bất kì mâm cúng nào. Để mang lại nhiều may mắn, bạn có thể chọn: Hoa cúc vàng ( phúc lộc, vui vẻ) và hoa đồng tiền ( tài lộc, thuận bườm xuôi gió trong kinh doanh).
Mâm ngũ quả
Tùy theo phong tục của từng miền mà các loại trái cây trên mâm ngũ quả sẽ khác nhau.
Mâm ngũ quả ở miền Bắc: Chuối, táo, mãng cầu ( na), bưởi, hồng, cam ( quýt), lê, đào, lựu.
Mâm ngũ quả ở miền Nam : Đu đủ, dưa hấu, dứa ( khóm, thơm). Xoài, nho, dừa, thanh long, hồng xiêm.
1 bộ tam sên
3 trứng hột vịt lộn
1 con tôm hoặc cua 100 gram luộc
1 miếng thịt heo ( ba rọi) 300 gram luộc
Ý nghĩa của Bộ tam sên là tượng trưng cho 3 hệ thiên, thủy và thổ.
Các vật dụng khác mà doanh nghiệp cần chuẩn bị là:
- 3 đĩa xôi
- 3 bát trà ( chè tươi) nóng
- 3 bát nước sạch
- 2 cây đèn cầy loại lớn
- Vàng mã
- Heo sữa quay hoặc gà luộc
Doanh nghiệp có thể đặt mâm cúng ở ngoài trời với ý nghĩa xin phép đấng thần linh được buôn bán, cầu mong thần linh phù hộ cho việc làm ăn. Đặt mâm cúng trong nhà ý chỉ xông đất tạo may mắn, sinh khí cho cơ sở kinh doanh.
Hãy tham khảo và chuẩn bị thật kỹ để tổ chức buổi lễ khai trương thật thành công. Đây sẽ là bước khởi đầu đầy thuận lợi trên con đường kinh doanh của doanh nghiệp.
https://www.mediapro.vn
https://www.mediapro.vn/2019/07/Cach-to-chuc-le-khai-truong-hay-ma-ban-nen-biet.html
COMMENTS